Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?
1. Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa?
Phụ nữ mang thai có khả năng mắc viêm nhiễm phụ khoa cao nhất do những yếu tố tác động dưới đây:
- Sức đề kháng suy giảm:
Chị em mang thai thường có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường. Khi môi trường âm đạo bị vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm xâm nhập sẽ khiến cơ quan sinh dục bị thương tổn.
- Nồng độ hormone nội tiết bị thay đổi:
Hormone estrogen khi mang thai sẽ được điều tiết nhiều hơn. Điều này khiến vùng kín xuất hiện nhiều khí hư hơn bình thường. Khi môi trường âm đạo luôn ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tấn công và sinh sôi dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Cổ tử cung mở rộng:
Khi mang thai cổ tử cung của chị em sẽ giãn nở phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Nhất là những tháng cuối thai kì, giãn nở cổ tử cung còn giúp em bé dễ dàng thoát ra ngoài. Tuy nhiên điều này lại là nguyên nhân cho vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh phụ khoa trong thai kì.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách:
Chị em thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa hóa chất tẩy rửa đều khiến âm đạo bị thương tổn, viêm nhiễm hình thành.
Thống kê cho thấy, chị em khi mang thai thường gặp phải các bệnh phụ khoa điển hình như: nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo do nấm Candida, viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu. Đây đều là những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên không thể coi thường.
Viêm âm đạo do nấm Candida là phổ biến nhất
2. Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Chị em khi mang thai mắc viêm nhiễm phụ khoa thường có các dấu hiệu:
- Khí hư ra nhiều.
- Khí hư màu sắc lạ: trắng đục như bã đậu, vàng như mủ, hoặc xanh sủi bọt.
- Khí hư có dạng vón cục.
- Khí hư mùi hôi tanh khó chịu.
- Ngứa vùng kín.
- Đi tiểu buốt, tiểu rát.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu điển hình trên bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám phụ khoa để được tư vấn và điều trị sớm.
3. Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai khiến chị em gặp phải những vấn đề nguy hiểm dưới đây:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý mẹ bầu luôn hoang mang, lo lắng vì bệnh tật.
- Tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non.
- Khiến thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển.
- Nếu sinh thường, thai nhi đi qua môi trường viêm nhiễm sẽ dẫn đến ảnh hưởng mắt, miệng và đường hô hấp.
Bệnh phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Chị em khi mang thai cần phải đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.
4. Chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Chị em khi mang thai đi khám phụ khoa sẽ được bác sĩ tư vấn các phương pháp chẩn đoán như sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử mắc các căn bệnh phụ khoa trước đó hay bạn có thấy ngứa âm đạo, dịch khí hư ra nhiều không, màu sắc khí hư như thế nào.
- Khám bằng mỏ vịt: Đây là dụng cụ khám phụ khoa giúp bác sĩ xem xét những bất thường về dịch âm đạo hay viêm loét âm đạo.
- Xét nghiệm dịch tử cung: Bác sĩ sẽ dùng tăm bông lấy dịch tử cung để đem soi dưới kính hiển vi và chẩn đoán chính xác nguồn bệnh.
Sau khi chẩn đoán chính xác bạn mắc viêm nhiễm phụ khoa do nấm hay vi khuẩn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị triệt để nhất.
5. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ mang thai thường được áp dụng:
- Điều trị theo Tây y hiện đại:
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc uống kháng sinh và thuốc đặt vào trong môi trường âm đạo để tiêu diệt các vi khuẩn. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần phải sử dụng theo đúng lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc vì có thể gây hại cho thai nhi. Hầu hết các bệnh nhân khi mang thai 3 tháng đầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên dùng bất cứ loại thuốc nào để tránh nguy cơ sẩy thai ngoài ý muốn.
- Điều trị bằng phương pháp dân gian:
Nếu bạn mắc viêm nhiễm nhẹ có thể tham khảo bài thuốc xông hơi bằng lá trầu không, rửa vùng kín bằng lá chè xanh… để loại bỏ vi khuẩn. Bạn nên cẩn thận khi xông hơi, không xông quá nóng tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Sau khi rửa vùng kín bằng lá dân gian bạn nên dùng khăn bông sạch vệ sinh nhẹ nhàng.
- Điều trị bằng thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền:
Y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc giúp an thai, giảm viêm nhiễm. Sử dụng thảo dược tự nhiên là phương pháp tốt, hiệu quả và an toàn nhất cho mẹ bầu. Các dược liệu vừa giúp bồi bổ máu huyết, vừa tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai bạn cần vệ sinh vùng kín đúng cách, ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, khoáng chất, không quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất bạn nên thăm khám sớm để được điều trị triệt để bệnh. Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh!
-
Trong 15s bạn tìm ra điểm khác nhau của 6 bức ảnh này thì quả thực bạn không phải dạng vừa đâu
-
Top 3 con giáp có nghị lực phi thường sẵn sàng đối mặt với mọi nguy nan vượt lên thử thách
-
Điểm mặt chỉ tên 101 kiểu con gái tại phòng gym, bạn thuộc team nào?
-
Mỗi ngày lết đến công sở, là “đập mặt” vào chừng này nỗi khổ chẳng biết tỏ cùng ai...