Độ tuổi nào phụ nữ sinh con là tốt nhất?
1. Vì sao không nên sinh con quá sớm?
Sinh con quá sớm là làm mẹ trước năm 20 tuổi. Nghiên cứu ở London khẳng định chị em sinh con sớm sẽ có sức khỏe kém hơn khi về già. Đặc biệt trước năm 20 tuổi, cơ thể phụ nữ chưa hoàn thiện về xương chậu khiến quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu chuyển dạ quá lâu cũng khiến trẻ dễ bị ngạt, sặc nước ối rất nguy hiểm. Ngoài ra, người mẹ trẻ còn dễ đối mặt với tình trạng tai biến, băng huyết sau sinh hơn.
Sinh con quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tăng nguy cơ tử vong cho trẻ. Những đứa trẻ có mẹ đang ở độ tuổi vị thành niên thường có cân nặng thấp hơn 2500g. Sinh con khi còn quá trẻ còn làm cản trở việc học tập và nghề nghiệp tương lai của người mẹ sau này khiến trẻ có môi trường phát triển không tốt như những trẻ khác.
2. Độ tuổi sinh con ở nữ giới tốt nhất là từ 24-30 tuổi
Đây là nghiên cứu cụ thể về sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Các nhà khoa học cho rằng chị em tuổi 20 - 24 dễ thụ thai nhất nhưng độ tuổi sinh con phù hợp nhất với khả năng kinh tế, tâm lí và sức khỏe là từ 24 – 35 tuổi. Khả năng thụ thai bắt đầu giảm dần sau 24 tuổi, và khi vượt qua tuổi 35 sẽ giảm nhanh chóng nhất. Đến khi ngoài 45 tuổi chị em hầu như rất khó để có thể thụ thai tự nhiên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng ở cơ thể bé gái có khoảng 2 triệu nang noãn trong buồng trứng (trứng chưa trưởng thành). Lượng nang noãn này sẽ phát triển và rụng theo chu kì bắt đầu khi bé gái dậy thì. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có hàng trăm nang noãn được hình thành để chuẩn bị cho quá trình rụng trứng nhưng thật sự chỉ có 1 hay vài trứng chín và rụng còn lại tự động hủy do hormone nội tiết tác động. Vì vậy nang noãn sẽ liên tục giảm dần và hết khi mãn kinh.
Như vậy xét về góc độ sinh lí độ tuổi trước 30 là khoảng thời gian phù hợp nhất để cơ thể khỏe mạnh, nang noãng và trứng phát triển. Càng lớn tuổi thì số lượng trứng càng ít và cơ hội thụ thai càng giảm dần. Ngoài ra, tỉ lệ noãn bất thường cũng khiến gia nguy cơ sảy thai và tăng các bệnh lí bẩm sinh ở trẻ.
Ngày nay xã hội hiện đại, phụ nữ có xu hướng kết hôn và sinh con muộn. Hầu hết chị em đều muốn tập trung vào công việc, sự nghiệp trước khi sinh con. Thậm chí bản thân tâm lí họ vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc chăm sóc con cái. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu đều chỉ ra rằng, 20 – 35 là độ tuổi vàng để làm mẹ. Sinh con trước 20 tuổi khung xương chậu còn hẹp, tâm lí người mẹ chưa trưởng thành. Sau độ tuổi 20, nhất là khoảng 24 – 30 là thời gian chị em ổn định về tâm lí, chuẩn bị tài chính và có sức khỏe sinh sản tốt nhất để mang thai và sinh con.
Độ tuổi thích hợp nhất để sinh còn là từ 24 đến 30
3. Những điều bạn cần biết về mang thai sau 35 tuổi
Theo nghiên cứu khoa học, phụ nữ sinh con ở tuổi 25 tuổi có tỷ lệ sinh con bị bệnh Down chỉ là 1/1250; 30 tuổi là 1/952, trên 35 tuổi là 1/378, trên 45 tuổi là 1/30. Như vậy người mẹ càng lớn tuổi thì khả năng con bị bệnh Down càng cao.
Ngoài ra, nguy cơ con chậm phát triển về thần kinh vận động ccũng tỉ lệ thuận với tuổi tác của người mẹ. Lí do là bởi ở chị em lớn tuổi khả năng các nhiễm sắc thể ở trứng dính vào nhau càng cao, dẫn đến các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể cho thai nhi lớn hơn. Đặc biệt, thai kì của chị em cũng vất vả hơn do những nguy cơ tiểu đường thai kì, sảy thai, cao huyết áp, sinh con cũng gia tăng.
Chị em lớn tuổi cũng có nhiều bệnh lí hơn so với chị em trẻ tuổi. Một số bệnh lý điển hình như: viêm phụ khoa, polyp cổ tử cung, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung... đều có ảnh hưởng đến thai kì của bạn.
Bạn muốn mang thai và sinh con sau 35 tuổi cần đặc biệt chú ý:
- Cần tăng cường bổ sung vitamin, axit folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
- Nên xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai. Một số xét nghiệm tiêu biểu bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bạn nên làm là: xét nghiệm máu cơ bản, bệnh Thalassemia; hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến thai kỳ như viêm gan B, HIV, giang mai...
- Thăm khám phụ khoa trước khi mang thai.
- Giữ cân nặng ở mức bình ổn, trường hợp bạn đang thừa cân béo phì cần thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh trước khi mang thai để tránh cao huyết áp và tiểu đường thai kì.
- Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
Mang thai ở độ tuổi nào cũng sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng trong thai kì. Tốt nhất mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu kiến thức về mang thai và sinh con. Khám thai định kì cũng là cách tốt nhất để phát hiện sớm các dấu hiệu dọa sảy thai, dọa sinh non… để có một thai kì khỏe mạnh!
-
Trong 15s bạn tìm ra điểm khác nhau của 6 bức ảnh này thì quả thực bạn không phải dạng vừa đâu
-
Top 3 con giáp có nghị lực phi thường sẵn sàng đối mặt với mọi nguy nan vượt lên thử thách
-
Điểm mặt chỉ tên 101 kiểu con gái tại phòng gym, bạn thuộc team nào?
-
Mỗi ngày lết đến công sở, là “đập mặt” vào chừng này nỗi khổ chẳng biết tỏ cùng ai...