80% chị em mang thai bị viêm nhiễm âm đạo
1. Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do sự xâm nhập của nấm Candida, vi khuẩn và trùng roi khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ PH. Chị em có thể phải đối mặt với căn bệnh này trong suốt thai kì bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn.
Chị em mắc viêm nhiễm âm đạo khi mang thai thường có các dấu hiệu:
- Ngứa vùng kín.
- Khí hư ra nhiều, mùi hôi, màu sắc lạ (vàng, xanh hoặc trắng lợn cợn như bã đậu), dạng bọt hoặc dính như mủ.
- Tiểu buốt, tiểu rát.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Hình ảnh viêm âm đạo do nấm Candida
Viêm nhiễm âm đạo khiến chị em rất khó chịu. Riêng đối với phụ nữ mang thai còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy, chị em nên kết hợp khám phụ khoa và sản khoa thường xuyên để phát hiện và điều trị viêm âm đạo sớm.
2. Bệnh viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đây là thắc mắc của đa số mẹ bầu. Câu trả lời là viêm âm đạo có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:
- Viêm âm đạo khiến vi khuẩn có thể xâm nhập lên cổ tử cung, ảnh hưởng đến túi ối.
- Gây kích thích chuyển dạ sớm, sinh non.
- Đối với trẻ sinh thường đi qua môi trường âm đạo viêm nhiễm có thể gây đau mắt, viêm đường hô hấp. Thậm chí nếu mẹ mắc bệnh lậu em bé có thể bị mù khi đi bị vi khuẩn lậu tấn công.
- Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể là nguyên nhân gây sẩy thai cho mẹ bầu.
Bạn không nên chủ quan trước căn bệnh phổ biến này. Điều trị càng sớm càng hạn chế được những nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.
Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?
3. Chị em mang thai bị viêm nhiễm âm đạo phải làm gì?
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo như ngứa rát vùng kín, đau khi đi tiểu, khí hư ra nhiều, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám phụ khoa.
Bạn tuyệt đối không được phép tự ý mua thuốc đặt hay thuốc uống mà không có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn:
- Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày nếu khí hư ra nhiều. Bạn nên thay quần lót thường xuyên sẽ tốt hơn.
- Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa âm đạo, không sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Không nên quan hệ tình dục.
- Bổ sung nhiều nước, sữa chua, hoa quả trong bữa ăn của mình. Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga không tốt cho môi trường âm đạo và sức khỏe.
Thực phẩm tốt cho người mắc viêm phụ khoa
4. Phòng tránh viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc viêm nhiễm âm đạo trong thời gian mang bầu, bạn nên chú ý:
- Chỉ quan hệ tình dục một vợ một chồng. Bạn có thể sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các căn bệnh xã hội thông qua con đường tình dục.
- Luôn mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, đồ lót có chất liệu thấm hút tốt.
- Hạn chế dùng băng vệ sinh hàng ngày.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo.
- Bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm xà phòng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ vì hóa chất tẩy rửa sẽ khiến mất cân bằng độ PH trong âm đạo.
- Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin bổ ích dành cho chị em bị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai. Bạn không nên quá lo lắng, cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai hoàn toàn có thể bị đẩy lùi nhờ các biện pháp dân gian như xông rửa vùng kín bằng lá trà xanh, lá trầu không… Bạn có thể tham khảo áp dụng kết hợp với thăm khám phụ khoa thường xuyên để có thai kì khỏe mạnh.
-
Trong 15s bạn tìm ra điểm khác nhau của 6 bức ảnh này thì quả thực bạn không phải dạng vừa đâu
-
Top 3 con giáp có nghị lực phi thường sẵn sàng đối mặt với mọi nguy nan vượt lên thử thách
-
Điểm mặt chỉ tên 101 kiểu con gái tại phòng gym, bạn thuộc team nào?
-
Mỗi ngày lết đến công sở, là “đập mặt” vào chừng này nỗi khổ chẳng biết tỏ cùng ai...